Mới đây, Vietnam Report đã công bố top 10 Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ uy tín năm 2024 với tiêu chí về năng lực tài chính, thị phần và uy tín truyền thông.
Năm 2024, Bảo hiểm PVI dẫn đầu danh sách 10 công ty Bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất Việt Nam. Từ năm 2022 – 2024, PVI liên tục chiếm thị phần bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất Việt Nam và không ngừng tăng trưởng.
Top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất 2024
Vietnam Report (Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam) vừa công bố top 10 Công ty Bảo hiểm uy tín năm 2024, trong đó, Tổng cô ty Bảo hiểm PVI dẫn đầu danh sách mảng phi nhân thọ.
Các công ty tiếp theo trong danh sách là: Bảo Việt, Bảo Minh, VBI, BIC, MIC, PTI, PJICO, ABIC, VNI.
Top 10 Công ty Bảo hiểm uy tín được Vietnam Report đánh giá và xếp hạng dựa trên ba tiêu chí chính:
- Năng lực tài chính: Căn cứ theo báo cáo tài chính năm gần nhất
- Uy tín truyền thông: Đánh giá bằng phương pháp Media Coding – mã hóa các bài viết về doanh nghiệp trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng.
- Khảo sát đối tượng nghiên cứu (các công ty bảo hiểm) và các bên liên quan (cập nhật đến tháng 5/2024)
#1 Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
TCT Bảo hiểm PVI là thành viên của PVI Holdings. Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, bảo hiểm PVI đã khẳng định vị thế số 1 thị trường cả về tuổi đời hoạt động, doanh thu, quy mô vốn điều lệ và thị phần. Bảo hiểm PVI có gần 80 công ty thành viên và hơn 350 phòng kinh doanh trên toàn quốc với hơn 3500 cán bộ nhân viên làm việc trong hệ thống.
PVI là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất tại Việt Nam được Lloyd Syndicates chọn làm đối tác cung cấp dịch vụ Bảo hiểm công nghiệp, năng lượng và nằm trong top 10 Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ uy tín 5 năm liên tiếp (từ 2016 – 2020).
Các sản phẩm bảo hiểm của PVI đa dạng ở nhiều lĩnh vực, bao gồm: bảo hiểm năng lượng, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm tàu thuyền, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm thiệt hại – tài sản… và là đối tác tin cậy của các tập đoàn trong nước và quốc tế.
Trong những năm gần đây, Bảo hiểm PVI đã có sự bứt phá mạnh mữ với tốc độ tăng trưởng nhanh.
- Năm 2021: Tổng doanh thu đạt 10.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 790 tỷ đồng.
- Năm 2022: Tổng doanh thu công ty đạt 12.765 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 680 tỷ đồng.
- Năm 2023: Tổng doanh thu của PVI đạt 14.553 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế lên tới 795 tỷ đồng.
PVI dẫn đầu nhiều năm trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Năm 2023, Bảo hiểm PVI được AM Best xếp hạng năng lực tài chính quốc tế và xếp hạng tín dụng nhà phát hành hạng A- (xuất sắc), xếp hạng năng lực quy mô quốc gia (NSR) ở mức aaa.VN (mức đặc biệt) với triển vọng ổn định.
Năm 2024, Bảo hiểm PVI tăng thành công vốn điều lệ từ 3.300 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng và trở thành công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm.
#2. Bảo hiểm Bảo Việt
Bảo hiểm Bảo Việt (Baoviet Insurance) là thành viên của Tập đoàn Bảo Việt – Doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời tại Việt Nam với hơn 50 năm phát triển, hoạt động trong cả hai lĩnh vực là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
Với mạng lưới trải rộng tại khắp các tỉnh thành phố trên toàn quốc cùng nhiều kênh tương tác thông qua các ngân hàng, trang bán hàng trực tuyến, Bảo hiểm Bảo Việt mang lại nhiều sự lựa chọn tối ưu cho khách hàng.
Trong nhiều năm liên tiếp, Bảo hiểm Bảo Việt đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín như: Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ đạt chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất Châu Á 2020 và Thương hiệu Bảo hiểm Phi nhân thọ được tín nhiệm nhất Châu Á 2020 do Best Brand Magazine bình chọn, Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ chuyển đổ số tốt nhất Việt Nam 2020, Doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ mang lại sự hài lòng và hạnh phúc cho Khách hàng 2020 (bởi Global Banking and Finance Review). Năm 2024, Bảo hiểm Bảo Việt được VietNam Report đánh giá và xếp hạng nằm trong Top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất Việt Nam.
Bảo hiểm Bảo Việt hợp tác với các ngân hàng hàng đầu như: Vietcombank, MSB, SHB, Techcombank, HDBank… mang đến nhiều ưu đãi cho khách hàng.
#3. Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh
Tập đoàn Bảo Minh là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam. Được thành lập vào ngày 28/11/1994 và cổ phần hóa từ ngày 1/10/2004, Bảo Minh nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và năm trong top 10 công ty phi bảo hiểm uy tín nhất Việt Nam năm 2024.
Với hơn 25 năm phát triển, Tập đoàn Bảo Minh đã xây dựng mạng lưới rộng khắp toàn quốc, bao gồm 62 công ty thành viên, 1 trung tâm đào tạo, 2 trung tâm bồi dưỡng, 24 phòng/ban/trung tâm chức năng, 1.700 cán bộ nhân viên và 3.895 đại lý chuyên nghiệp. Bảo Minh chiếm 7,65% thị phần kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, xếp thứ 4/29 doanh nghiệp tại Việt Nam. Bảo Minh đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001:2000 và được đánh giá là doanh nghiệp bảo hiểm có chính sách kinh doanh hiệu quả.
Công ty cung cấp hơn 100 sản phẩm bảo hiểm đa dạng với 8 nhóm nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm nông nghiệp…
#4. Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)
Công ty Bảo hiểm BIDV – BIC được thành lập từ chiến lược của Tập đoàn tài chính BIDV và chính thức hoạt động từ năm 2006. BIC kế thừa kinh nghiệm từ 6 năm liên doanh và 50 năm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Điều này giúp BIC cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ phù hợp với dịch vụ tài chính trọn gói của BIDV.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam xác định BIC đang dẫn đầu thị phần bảo hiểm gốc và là 1 trong 3 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất. Đặc biệt, BIC là công ty đầu tiên có mạng lưới hoạt động phủ sóng rộng khắp ở Đông Dương với hơn 1.000 nhân viên, 26 Công ty thành viên và 1.500 đại lý.
Năm 2020, ứng dụng BIC Online được ra mắt với nhiều tiện ích hiện đại, giúp khách hàng có thể mua bảo hiểm trực tuyến vô cùng thuận tiện.
Bảo hiểm BIDV hướng tới trở thành một trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam và duy trì vị trí chủ chốt trong hệ thống BIDV.
#5. Tổng công ty Bảo hiểm Quân đội (MIC)
Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội – MIC được thành lập vào ngày 22/2/2007 theo Quyết định số 871/BQP của Quân uỷ Trung ương và Giấy phép số 43GP/KDBH ngày 08/10/2007 của Bộ Tài chính, mang theo sứ mệnh tập trung xây dựng những sản phẩm đặc thù phục vụ riêng cho các đơn vị trong quân đội.
MIC cung cấp các sản phẩm bảo hiểm về hàng hóa, ô tô-xe máy, hàng không, tàu thuyền, con người, tài sản kỹ thuật và nhiều lĩnh vực khác. Họ phục vụ không chỉ trong quân đội mà còn ra bên ngoài, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
Trải qua gần 2 thập kỷ, MIC đã phát triển mạnh mẽ, tăng vốn điều lệ lên đến 800 tỷ đồng với 60 Công ty thành viên tại 55/63 tỉnh thành trên cả nước.
#6. Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không VNI
Đây là một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lớn và uy tín tại Việt Nam. VNI được thành lập vào năm 2008 với những cổ đông sáng lập là các tên tuổi lớn như VIETNAM AIRLINES, GELEXIMCO, VINACOMIN, LILAMA, NAVICO… Hiện tại, VNI hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng.
Thương hiệu VNI nằm trong Top 10 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam với 50 công ty thành viên, 1 văn phòng đại diện miền Nam cùng hàng trăm phòng kinh doanh khu vực, hệ thống đại lý trên toàn quốc với gần 2.000 cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu đa dạng lĩnh vực.
Trong 16 năm hoạt động và phát triển, VNI đã mở rộng hợp tác với nhiều đối tác, ngân hàng lớn, trạm đăng kiểm, showroom ô tô, bệnh viện và công ty giám định trên khắp cả nước. Điều này giúp khách hàng tham gia bảo hiểm mọi lúc, mọi nơi và trải nghiệm dịch vụ bảo hiểm chất lượng. VNI đã hợp tác với nhiều nhà môi giới tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như Hanover Re, CCR Re, Korean Re để thu xếp tái bảo hiểm nhanh chóng và kịp thời cho khách hàng.
#7. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
PJICO được thành lập vào năm 1995 và là công ty bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên hoạt động theo mô hình cổ phần tại Việt Nam. Cổ đông sáng lập của PJICO bao gồm các tổ chức kinh tế lớn của nhà nước, như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), và nhiều đối tác khác
Bảo hiểm Petrolimex đã xây dựng được uy tín trong lòng khách hàng thông qua việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm chuyên nghiệp và tận tâm. Thủ tục bồi thường nhanh chóng và chuyên nghiệp, đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng.
PJICO hiện đã triển khai trên 50 sản phẩm bảo hiểm, bao gồm các lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng và lắp đặt công trình, xăng dầu, hàng hóa xuất nhập khẩu và bảo hiểm xe cơ giới.
#8. Công ty Bảo hiểm VietinBank (VBI)
Bảo hiểm VietinBank (VBI) được thành lập từ năm 2008 (tiền thân là Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam), VBI đã phát triển nhanh chóng trong hơn 10 năm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Họ hướng tới mục tiêu dẫn đầu phân khúc bán lẻ.
Ngoài hoạt động kinh doanh, VBI tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng như Ngày hội hiến máu nhân đạo và chương trình “Nồi cháo tình thương” tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Họ cũng tổ chức các chương trình từ thiện như “Áo ấm trao em”.
Năm 2017, VBI là công ty bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam áp dụng giấy chứng nhận điện tử và hóa đơn điện tử, đồng thời triển khai bảo lãnh viện phí và giám định bồi thường trực tuyến, mua sản phẩm bảo hiểm trực tuyến qua ứng dụng MyVBI. Điều này giúp nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng.
#9. Công ty Bảo hiểm Bưu điện Việt Nam (PTI)
Công ty Bảo hiểm Bưu điện Việt Nam – PTI được thành lập từ năm 1998 và có 3 cổ đông chính là Công ty Bảo hiểm DB – Hàn Quốc, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và công ty Chứng khoán Vndirect. Họ cung cấp hơn 100 sản phẩm bảo hiểm thuộc 4 nhóm chính: xe cơ giới, con người, tài sản kỹ thuật và hàng hải.
PTI hiện có gần 2.700 nhân viên, 26.000 đại lý, cộng tác viên và hơn 50 đơn vị thành viên phủ trên 63 tỉnh thành. Họ cũng có mạng lưới phục vụ khách hàng tại 10.800 bưu điện, bưu cục trên toàn quốc.
PTI triển khai thường niên chương trình “Vun đắp ước mơ xanh”, trao tặng quà cho khoảng 35.000 em học sinh, sinh viên trên toàn quốc, với tổng giá trị lên đến hơn 7 tỷ đồng.
#10. Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC)
CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp – ABIC được thành lập từ năm 2007 và chuyên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính. Họ đã xây dựng cơ sở khách hàng mạnh mẽ trong lĩnh vực bảo hiểm và học hỏi từ những thử thách ban đầu để phát triển kinh doanh.
ABIC là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản phẩm bảo hiểm cho khu vực nông nghiệp và nông thôn thông qua hệ thống Agribank thông qua 140 tổng đại lý và hơn 14.500 đại lý để cung cấp bảo hiểm cho 1,6 triệu hộ nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ có mối quan hệ với Agribank.
Bảo hiểm phi nhân thọ là gì?
Bảo hiểm phi nhân thọ (Non-life insurance) là sản phẩm bảo hiểm tự nguyện bảo vệ con người, tài sản (nhà cửa, xe cộ, máy móc, nhà xưởng, hàng hóa…) trước những rủi ro không lường trước.
Người tham gia bảo hiểm phi nhân thọ thường đóng phí một lần trong thời hạn nhất định (từ 1 – 2 năm) và được công ty bảo hiểm cam kết chi trả, bồi thường nếu gặp phải rủi ro gây ra tổn thất về vật chất, cơ thể, tai nạn trong thời hạn bảo hiểm.
Nếu trong thời gian bảo hiểm không gặp phải rủi ro thì sau khi kết thúc hợp đồng, người tham gia cũng không được nhận lại số tiền bảo hiểm đã đóng.
Bảo hiểm phi nhân thọ có phạm vi bảo hiểm rộng rãi
Theo luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 (hiệu lực từ ngày 1/1/2023), hợp đồng bảo hiểm phải chứa các thông tin quan trọng sau:
- Thông tin về người mua bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm (người, tài sản, hàng hóa…), người thụ hưởng, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài: Hợp đồng cần xác định rõ ai là người mua bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm là gì, và ai sẽ nhận được khoản bồi thường.
- Giá trị tài sản được bảo hiểm quy ra số tiền hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm: Hợp đồng cần nêu rõ số tiền hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm, cũng như giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của công ty.
- Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm: Hợp đồng cần mô tả rõ phạm vi bảo hiểm, bao gồm các rủi ro được bảo vệ và những trường hợp không được bảo hiểm.
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm: Hợp đồng cần nêu rõ quyền và nghĩa vụ của cả hai bên để đảm bảo tính minh bạch và công bằng.
- Thời hạn và thời điểm hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng cần xác định thời gian bắt đầu và kết thúc hiệu lực của bảo hiểm.
- Mức độ và hình thức đóng phí bảo hiểm: Hợp đồng cần nêu rõ mức phí bảo hiểm và cách thức đóng phí.
- Hình thức chi trả bồi thường hoặc tiền bảo hiểm: Hợp đồng cần mô tả cách thức chi trả bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
- Hình thức giải quyết các tranh chấp phát sinh: Hợp đồng cần quy định cách giải quyết khi có tranh chấp liên quan đến bảo hiểm.
Đặc điểm của bảo hiểm phi nhân thọ
Một số điểm quan trọng về đặc điểm của bảo hiểm phi nhân thọ có thể kể đến như:
- Quyền lợi của người tham gia: Người tham gia bảo hiểm phi nhân thọ được bồi thường khi gặp phải các rủi ro nằm trong phạm vi quy định trong hợp đồng. Công ty bảo hiểm sẽ chi trả tức thì khi có vấn đề xảy ra.
- Thời hạn của bảo hiểm: Bảo hiểm phi nhân thọ thường có thời hạn ngắn, thường chỉ từ một đến một vài năm. Tuy nhiên, người tham gia có thể gia hạn hợp đồng khi nó đáo hạn mà không cần thực hiện lại toàn bộ thủ tục như khi ký kết hợp đồng mới.
Thời hạn của bảo hiểm phi nhân thọ chỉ khoảng 1 – 2 năm
- Phí bảo hiểm phi nhân thọ: Thường được thanh toán trong một lần. Mức phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Xác suất xảy ra rủi ro (Nếu rủi ro cao, phí bảo hiểm có thể tăng), chế độ bảo hiểm (Có thể chọn chế độ bảo hiểm nâng cao hoặc cơ bản)m mức độ bồi thường (Phí cũng phụ thuộc vào mức độ bồi thường mà người tham gia mong muốn)
Các gói bảo hiểm phi nhân thọ phổ biến hiện nay
Bảo hiểm phi nhân thọ có nhiều loại sản phẩm hướng đến bảo vệ các đối tượng khác nhau, phổ biến nhất là các loại sau:
- Bảo hiểm ô tô: Bảo hiểm xe ô tô bảo vệ chủ sở hữu khỏi tai nạn, hư hỏng, mất cắp, và tổn thất vật chất khác.
- Bảo hiểm tài sản: Bảo hiểm tài sản bảo vệ tài sản vật chất (như nhà cửa, đồ đạc, xe hơi) và tài sản vô hình (quyền sử dụng đất, sở hữu trí tuệ).
- Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế đảm bảo chi phí y tế cho người được bảo hiểm, bao gồm chăm sóc sức khỏe định kỳ, phẫu thuật, điều trị bệnh, và thuốc thang.
- Bảo hiểm tai nạn: Bảo hiểm tai nạn chi trả cho người bị tai nạn, bao gồm chi phí điều trị y tế, tàn tật, và trợ cấp cho gia đình nếu người đó tử vong do tai nạn.
- Bảo hiểm du lịch: Bảo hiểm du lịch bảo vệ du khách khi đi du lịch hoặc du học ở nước ngoài.
Có nhiều loại bảo hiểm phi nhân thọ ở các lĩnh vực
- Bảo hiểm tín dụng: Bảo hiểm tín dụng bảo vệ doanh nghiệp khỏi rủi ro tín dụng như khách hàng không trả nợ, vỡ nợ, phá sản.
- Bảo hiểm tiền gửi: Bảo hiểm tiền gửi bảo vệ khách hàng của các tổ chức tài chính khỏi rủi ro như phá sản ngân hàng.
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh: Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp trước những thiệt hại trong kinh doanh.
- Bảo hiểm hàng hóa: Bảo vệ cho hàng hóa khỏi những rủi ro trong quá trình vận chuyển trên các phương tiện khác nhau (đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt, đường hàng không)
- Bảo hiểm hàng không: Bảo vệ hoạt động và rủi ro trong vận chuyển hàng hóa và con người bằng đường hàng không.
- Bảo hiểm xe cơ giới: Bồi thường cho chủ xe trong trường hợp tai nạn hoặc hỏng hóc đối với người, xe hoặc hàng hóa trên x
- Bảo hiểm cháy, nổ: Chi trả cho các thiệt hại khi tài sản được bảo hiểm xảy ra cháy hoặc nổ.
Bảo hiểm cho những thiệt hại cho cháy nổ
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu (tàu thủy): Chi trả cho những thiệt hại xảy ra với thân tàu và các thiệt hại từ trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với bên thứ ba trong quá trình vận hành tàu thủy.
- Bảo hiểm nông nghiệp: Chi trả, đền bù khi có rủi ro, thiệt hại đối với các đối tượng sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Phân biệt bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ
Cả hai đều là bảo hiểm tự nguyện, nhằm giúp người được thụ hưởng giảm bớt khó khăn tài chính khi xảy ra các tai nạn, rủi ro bất ngờ. Cả hai loại bảo hiểm đều có đối tượng được bảo vệ, phạm vi bảo vệ, người thụ hưởng và quy định rõ ràng trên hợp đồng.
Để có thể lựa chọn được loại bảo hiểm phù hợp, người dùng cần phân biệt được điểm khác nhau giữa các loại hình bảo hiểm này. Điểm khác nhau:
Tiêu chí so sánh |
Bảo hiểm nhân thọ |
Bảo hiểm phi nhân thọ |
Phạm vi bảo hiểm |
Phạm vi bảo hiểm chỉ bao gồm sức khỏe và tính mạng con người |
Phạm vi bảo hiểm rộng: Bao gồm con người, tài sản hoặc trách nhiệm dân sự |
Tính chất bảo hiểm |
Bảo vệ đối tượng hưởng bảo hiểm trước rủi ro về sức khỏe, tính mạng Một số sản phẩm có quyền lợi đáo hạn tương tự như sản phẩm tiết kiệm, đầu tư. |
Bù đắp tài chính cho người thụ hưởng nếu đối tượng bảo hiểm xảy ra rủi ro. Không mang tính chất đầu tư. |
Hình thức đóng phí |
Thường đóng phí định kỳ theo tháng/quý hoặc năm |
Đóng phí một lần duy nhất |
Thời hạn đóng phí |
Dài, từ 10 – 20 năm hoặc có thể trọn đời |
Chỉ từ 1 – 2 năm |
Yếu tố ảnh hưởng đến mức phí đóng |
Tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp. Tuổi càng trẻ thì phí đóng càng thấp, sức khỏe tốt thì mức phí thấp, nghề có mức rủi ro lớn thì phí đóng càng cao, mức phí của nam giới cao hơn nữ giới |
Mức phí phụ thuộc vào xác suất rủi ro, số tiền bảo hiểm và chế độ bảo hiểm |
Thời điểm người đóng bảo hiểm được hưởng quyền lợi |
– Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng. – Khi kết thúc hợp đồng |
Chỉ chi trả nếu xảy ra rủi ro, tổn thất |
Người thụ hưởng |
Có thể là người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc đối tượng khác được đề cập trong hợp đồng |
Là nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của rủi ro |
Chi trả quyền lợi bảo hiểm |
Tùy vào hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm sẽ được chi trả khi: Đáo hạn hợp đồng, tai nạn, thương thật, nằm viện nội trú, mắc bệnh hiểm nghèo, ung thư hoặc tử vong,… |
Chỉ được chi trả tổn thất do các rủi ro gây ra trong giới hạn hợp đồng. |
Để có cái nhìn tổng quan và chuẩn bị tốt trước khi tham gia bảo hiểm phi nhân thọ, khách hàng nên xem xét một số điểm sau:
Cần phân biệt quyền lợi của các loại bảo hiểm trước khi tham gia
– Tìm hiểu kỹ về phạm vi, thời hạn và tính chất của bảo hiểm trước khi quyết định tham gia.
– Đọc kỹ và nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng, lưu ý mỗi sản phẩm bảo hiểm đều có những trường hợp được bảo hiểm chi trả hoặc từ chối.
– Kê khai thông tin chính xác và trung thực khi ký hợp đồng bảo hiểm. Công ty sẽ dựa vào những thông tin này để thẩm định hồ sơ và chi trả quyền lợi cho người tham gia. Nếu hồ sơ có sai sót, quyền lợi bảo hiểm có thể sẽ không được giải quyết.
Trên đây là Top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất Việt Nam hiện nay được TOPI tổng hợp lại. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn tìm kiếm được sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và hưởng những quyền lợi tốt nhất.
Nguồn: Topi