CSV là mã cổ phiếu thuộc CTCP Hoá chất Cơ bản Miền Nam, đang được nhận định đáng quan tâm và có triển vọng đầu tư trong giai đoạn 2024 – 2026.
Khi hoạt động sản xuất công nghiệp dần phục hồi, các sản phẩm hoá chất sử dụng trong công nghiệp có khả năng tăng nhu cầu trở lại, thì các công ty trong ngành sản xuất hoá chất có thể được hưởng lợi lớn. Trong đó phải kể đến CTCP Hoá chất Cơ bản Miền Nam. Tiềm năng nào cho cổ phiếu CSV của công ty ở năm 2024 này, cùng TOPI tìm hiểu ngay nhé!
I. Thông tin về CTCP Hoá chất Cơ bản Miền Nam (CSV)
1. Giới thiệu chung
CTCP Hoá chất Cơ bản Miền Nam có tiền thân là Công ty Hoá chất Cơ bản Miền Nam được thành lập từ năm 1976 theo quyết định của Tổng cục Hoá Chất, là nhà sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản top đầu tại Việt Nam. Ban đầu công ty chỉ có 04 đơn vị trực thuộc nhưng sau đó, do nhu cầu nghiên cứu sản xuất và phát triển nên thành lập thêm 3 xưởng nữa.
Từ năm 2012, doanh nghiệp chuyển đổi mô hình hoạt động sản công ty cổ phần và đến ngày 28/07/2013 thì được đổi tên thành như hiện nay. Trải qua 8 lần đăng ký thay đổi doanh nghiệp, vốn điều lệ đã tăng từ 61 tỷ đồng lên 442 tỷ đồng (tính đến năm 2014).
Bằng nhiều nỗ lực cải tiến tư duy và công nghệ, nâng cao dịch vụ để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, CTCP Hoá chất Cơ bản Miền Nam đã đạt được nhiều huân chương và bằng khen danh giá của Chính phủ, như bằng khen của Liên đoàn Lao động Việt Nam (1995), Huân chương lao động hạng 3 (2000), Huân chương lao động hạng 2 )2004), bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2006)…
Lĩnh vực hoạt động chính của CTCP Hoá chất Cơ bản Miền Nam là sản xuất hoá chất công nghiệp (thực phẩm, dược phẩm, xử lý nước sinh hoạt, xử lý nước thải, sản xuất giấy, dầu khí), với những sản phẩm được tiêu thụ rộng khắp các tỉnh từ miền Trung vào miền Tây Nam Bộ, đồng thời được xuất khẩu ra nước ngoài. Sản phẩm chính của công ty là hoá chất phục vụ trong lĩnh vực công nghiệp, vật tư thiết bị ngành hoá chất, gia công – chế tạo – lắp đặt các thiết bị trong ngành cấp thải nước công nghiệp, lắp đặt các loại máy móc thiết bị công nghiệp, khai khoáng và chế biến khoáng sản bauxite…
2. Thông tin chính về CTCP Hoá chất Cơ bản Miền Nam
Tên tiếng Anh: South Basic Chemicals Joint Stock Company;
Ngày thành lập: 21/07/1976;
Trụ sở chính: Số 22 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM;
Tel: (84 – 28) 3829 6620 – (84 – 28) 3822 5373;
Email: [email protected] ;
Website: www.sochemvn.com ;
Các công ty thành viên: Nhà máy Hoá chất Biên Hoà, nhà máy hoá chất Đồng Nai, chi nhánh công ty (nhà máy hoá chất Tân Bình cũ), nhà máy Hoá chất Tân Bình 2, Mỏ Bauxit Bảo Lộc, CTCP Phốt Pho Việt Nam.
3. Ban lãnh đạo của CTCP Hoá chất Cơ bản Miền Nam
Họ và tên |
Năm sinh |
Chức vụ |
Nguyễn Tuấn Dũng |
1975 |
Chủ tịch Hội đồng Quản trị |
Lê Phương Đông |
1967 |
Thành viên HĐQT |
Nguyễn Thanh Bình |
1961 |
Thành viên HĐQT |
Vũ Minh Ngọc |
1981 |
Thành viên HĐQT |
Lê Thanh Bình |
1972 |
Thành viên HĐQT – Tổng GĐ |
Đỗ Trung Hiếu |
1970 |
Phó Tổng GĐ |
Lê Tùng Lâm |
1975 |
Phó Tổng GĐ |
Võ Đình Thuỳ |
1968 |
Phó Tổng GĐ |
Phạm Thị Thu Hằng |
1972 |
Kế toán trưởng |
Đỗ Thị Thoa |
1974 |
Trưởng Ban kiểm soát |
4. Tình hình kinh doanh gần đây
Kết quả kinh doanh quý III/2023 của CSV đạt 407 tỷ đồng doanh thu, giảm 30% svck năm 2022, giá vốn hàng bán tăng mạnh làm cho lợi nhuận gộp của CSV bị giảm gần một nửa, chỉ còn 92.7 tỷ đồng, lãi sau thuế cũng chỉ đạt 51 tỷ đồng, giảm 56% svck năm trước đó.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, CSV thu về 1,157 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế là 117.6 tỷ đồng, không đạt được kế hoạch đã đề ra. Phần lớn kết quả kinh doanh ảm đạm là do thị trường xút – clo chạm đáy, lượng tiêu thụ giảm sút không chỉ trong nước mà cả toàn cầu.
Trước đó, năm 2022 là một năm vô cùng thuận lợi đối với CSV, cả doanh thu và lợi nhuận trước thuế đều đạt ở mức kỷ lục, tính kể từ khi niêm yết đến nay, với doanh thu thuần là 2,104 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 511 tỷ đồng, tăng trưởng rất lớn so với năm 2021, lần lượt là 33% và 87%. Nguyên nhân là nhờ việc phong tỏa thị trường của Trung Quốc, nên hoá chất Việt Nam xuất khẩu tăng trưởng hơn.
II. Thông tin về cổ phiếu CSV của CTCP Hoá chất Cơ bản Miền Nam
Thông tin chính:
Mã cổ phiếu/chứng khoán: CSV;
Sàn niêm yết: sàn HOSE;
Vốn hoá thị trường: 2,431 tỷ đồng;
Khối lượng giao dịch: 2,628,800 cp;
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 44,200,000 cp;
P/E: 11.62;
P/B: 1.69;
EPS: 4,732;
EV/EBITDA: 6.84.
Biểu đồ giá cổ phiếu CSV từ năm 2015 – 2024:
Nguồn: TradingView
Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy, cổ phiếu CSV biến động mạnh kể từ năm 2015 – 2024. Giai đoạn từ giữa năm 2019 – 2020, cổ phiếu CSV rớt giá mạnh nhất, thời kỳ đỉnh cao nhất rơi vào khoảng giữa năm 2021 và 2022. Trong lịch sử giá, giá cổ phiếu CSV thấp nhất ở mức 17,082 VNĐ/cp (giá đóng cửa) vào ngày 31/03/2020. Giá cổ phiếu CSV lập đỉnh ở mức giá 64,970 VNĐ/cp (giá đóng cửa) vào ngày 29/03/2022.
>>Xem thêm: Cổ phiếu KBC
III. Tiềm năng cổ phiếu CSV năm 2024
Ngành sản xuất hoá chất phục vụ công nghiệp được xem là một trong những ngành chủ chốt của nền kinh tế. Hơn nữa, Chính phủ đã và đang tạo điều kiện cho ngành hoá chất có cơ hội được đầu tư và phát triển hơn. Hiện giá trị xuất khẩu hoá chất đứng thứ 12 trong tổng các mặt hàng xuất khẩu của nước ta, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hoá chất đã tăng lên 23.1%.
Theo nhận định mới nhất của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, thị trường xút – clo trên toàn thế giới rất nhiều khả năng sẽ đi lên trong năm 2024 nhờ sự phục hồi của các hoạt động sản xuất công nghiệp, các Ngân hàng Trung Ương đã bắt đầu nới lỏng tiền tệ, hạ dần lãi suất. Tại Trung Quốc – đất nước sản xuất xút lớn nhất thế giới, giá xút đã chạm đáy và tăng hơn 30% trong quý III/2023, các ngành công nghiệp sử dụng sản phẩm hoá chất này như dệt may, hoá chất, luyện kim đều đang phục hồi.
Dây chuyền sản xuất hóa chất hiện đại và bài bản
Như vậy, theo xu hướng tăng trưởng kể trên thì CSV sẽ là đơn vị hưởng lợi trực tiếp do là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam sản xuất mặt hàng này. Mảng xút – clo chiếm tỷ trọng hơn 50% trong tổng doanh thu hàng năm của CSV, với cơ cấu đa dạng, thoả mãn được nhiều phân khúc và nhu cầu của các khách hàng trên thị trường.
Bên cạnh đó, CSV cũng sở hữu dây chuyền công nghệ sản xuất xút và các dẫn xuất hiện đại nhất trong ngành, chiếm thị phần 20% tổng công suất xút – clo của cả nước. Vì thế, so với những đối thủ khác, đơn vị có lợi thế về định mức tiêu hao hai nguyên liệu đầu vào chính đó là muối công nghiệp và điện.
Các đối tác khách hàng nổi tiếng của CSV gồm nhiều doanh nghiệp tầm cỡ chẳng hạn như Unilever, P&G, NET, LIX, Ajinomoto…
Tuy nhiên, trước khi cân nhắc đầu tư vào cổ phiếu CSV thì nhà đầu tư cần lưu ý một số rủi ro kinh doanh của CSV như sau:
- Do đặc thù của ngành nghề sản xuất kinh doanh hoá chất, làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nên các địa phương hầu như không chấp nhận cấp phép để doanh nghiệp có điều kiện mở rộng và đầu tư mới. Ngoài ra, Nhà nước cũng siết chặt các chính sách liên quan đến việc quản lý môi trường hơn.
- Sự cạnh tranh trong ngành cũng rất khốc liệt, ngoài những công ty trong nước thì CSV còn phải cạnh tranh với nhiều công ty Trung Quốc cùng ngành. Bên cạnh đó, các công ty ngành giấy và dệt may giờ đây cũng đã bắt đầu tự sản xuất sản phẩm hoá chất phục vụ nhu cầu của họ. Việc này ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ của CSV.
- Dự kiến, CSV sẽ dành lợi nhuận để di dời 03 nhà máy từ KCN Biên Hoà 1 sang KCN Nhơn Trạch 6, để hoàn tất việc di dời cần chi phí 92 triệu USD, trong đó được tài trợ 30% tiền mặt và 70% bằng nợ và hoàn thành đến năm 2027, sau khi các vướng mắc pháp lý được giải quyết rõ ràng. Việc di dời này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến biên lợi nhuận của CSV cũng như làm gián đoạn quá trình sản xuất.
Trên đây là những thông tin liên quan đến cổ phiếu CSV của CTCP Hoá chất Cơ bản Miền Nam và tiềm năng của cổ phiếu này trong năm 2024 và thời gian sắp tới. Hi vọng các thông tin trên là hữu ích với các nhà đầu tư. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Topi