Top 6 bảng giá chứng khoán nhiều người dùng dễ nhìn và dễ giao dịch

Top 6 bảng giá chứng khoán nhiều người dùng dễ nhìn và dễ giao dịch

Bảng giá chứng khoán nào dễ xem nhất và thuận tiện khi giao dịch? Tham khảo ngay Top 6 bảng giá chứng khoán tốt nhất, có giao diện dễ xem, được người dùng đánh giá cao.

Bảng giá chứng khoán nào dễ xem nhất và thuận tiện khi giao dịch? Tham khảo ngay Top 6 bảng giá chứng khoán tốt nhất, có giao diện dễ xem, được người dùng đánh giá cao.

Top 6 bảng giá chứng khoán có giao diện dễ nhìn sau đây sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng theo dõi thị trường, đặt lệnh giao dịch nhanh chóng. Cùng TOPI tìm hiểu các bảng giá chứng khoán thân thiện và dễ sử dụng nhất.

Mục lục

Bảng giá chứng khoán thể hiện điều gì?

Đối với nhà đầu tư, việc đọc hiểu bảng giá chứng khoán là bài học vỡ lòng, cơ bản nhất khi tham gia thị trường. Để có thể ra quyết định và thực hiện thao tác giao dịch, trước tiên, nhà đầu tư phải biết cách đọc và hiểu các thông tin chi tiết trên bảng điện tử, nắm được tình hình giao dịch của từng cổ phiếu và tình hình chung của toàn thị trường.

bảng giá chứng khoán nhiều người dùng

Đọc hiểu bảng giá chứng khoán là kỹ năng vô cùng quan trọng

Hiện nay ở Việt Nam có 2 Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) là Sở GDCK Hà Nội (HNX) và sở GDCK TP.Hồ Chí Minh (HOSE). Mỗi Sở Giao dịch có 1 Bảng giá điện tử đại diện cho sàn.

Bên cạnh đó, mỗi công ty chứng khoán cũng có 1 bảng giá riêng với nguồn dữ liệu được lấy từ 2 Sở Giao dịch và Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Cách đọc bảng giá chứng khoán đơn giản cho người mới

Nếu là nhà đầu tư mới, bạn hẳn sẽ cảm thấy choáng ngợp khi nhìn vào bảng giá bởi có quá nhiều cột số, thông tin. Thế nhưng một khi nắm bắt được các thuật ngữ, ký hiệu, viết tắt và ý nghĩa của từng cột/hàng thì việc đọc bảng giá lại trở nên vô cùng đơn giản. Các cột trên bảng giá và ý nghĩa như sau:

1. CK/Mã CK – Mã chứng khoán

Cột hiển thị danh sách các mã chứng khoán giao dịch, sắp xếp theo thứ tự A – Z. Thông thường, mã chứng khoán sẽ là tên viết tắt của công ty lên sàn và mã chứng khoán là duy nhất, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.

2. TC – Giá tham chiếu – Giá vàng

Đây là mức giá đóng cửa gần nhất tại phiên giao dịch gần nhất trước đó, được dùng làm cơ sở để tính giá trần và giá sàn. Do giá tham chiếu thường có màu vàng nên còn được gọi là Giá vàng. Riêng trên sàn UPCOM, giá tham chiếu là giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất

3. Trần – Giá trần – Giá tím

Là mức giá cao nhất, kịch trần mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán trong ngày giao dịch. Đối với sàn HOSE, giá trần tăng 7% so với giá tham chiếu. Sàn HNX, giá trần tăng 10% so với giá tham chiếu. Đối với sàn UPCOM, giá trần tăng 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch trước đó.

bảng giá chứng khoán nhiều người dùng

Cần nắm rõ các thuật ngữ trên cột bảng điện tử để hiểu bảng giá

4. Sàn – Giá sàn – Giá xanh lam

Là mức giá kịch sàn mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch trong ngày. Tại sàn HOSE, giá sàn là giá giảm 7% so với giá tham chiếu. Tại sàn HNX, giá sàn thấp hơn 10% so với giá tham chiếu. Tại sàn UPCOM, giá sàn là giá giảm 15% so với giá tham chiếu.

5. Giá xanh

Là giá cao hơn TC nhưng không phải Trần

6. Giá đỏ

Là giá thấp hơn TC nhưng không phải Sàn

7. KL – Tổng khối lượng khớp

Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong 1 ngày, thể hiện tính thanh khoản của cổ phiếu.

8. Bên mua

Trên bảng giá sẽ có 3 cột chờ mua, mỗi cột gồm giá mua và khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống sẽ hiển thị 3 mức giá đặt mua tốt nhất (giá mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng. Các cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Các cột “Giá 2” và “KL 2”, “Giá 3” và “ KL 3” sẽ có mức độ ưu tiên thấp dần.

9. Bên bán

Trên bảng giá sẽ có 3 cột chờ bán, mỗi cột bao gồm giá bán và khối lượng bán xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 3 mức giá đặt bán tốt nhất (giá bán thấp nhất) và khối lượng đặt bán tương ứng. Cột “Giá 1”, cột “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất ở thời điểm hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Các cột “Giá 2” và “KL 2”, “Giá 3” và “ KL 3” có mức độ ưu tiên giảm dần.

10. Tổng Khớp – Tổng KL

Là việc bên mua chấp nhận mức giá bên bán đang treo bán hoặc bên bán chấp nhận bán với mức giá mà bên mua đang chờ mua, không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn. Cột có 3 yếu tố là “Giá” (mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày), “KL” (khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp), cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá) thể hiện mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu.

11. Cao – Giá cao nhất

Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên, chưa chắc là giá trần.

12. Thấp – Giá thấp nhất

Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên nhưng chưa chắc đã phải là giá sàn.

13. TB – Giá trung bình

Là trung bình cộng của Giá cao nhất và Giá thấp nhất.

14. Dư mua / Dư bán

Trong phiên Khớp lệnh liên tục: Các cột dư mua và dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp. Khi kết thúc ngày giao dịch,hai cột này biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày.

15. ĐTNN – Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài giao dịch

Cột ĐTNN thể hiện khối lượng cổ phiếu được giao dịch bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Cột “Mua” biểu thị số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài đặt mua, cột “Bán” thể hiện khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

16. Các chỉ số thị trường

Hàng trên cùng biểu thị chỉ số thị trường chung, bao gồm VN-Index, VN30-Index, VNX AllShare, HNX-Index, HNX30-Index và Chỉ số UPCOM:

  • Chỉ số VN-Index: Thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên sàn HOSE.
  • Chỉ số VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc, được niêm yết trên sàn HOSE

bảng giá chứng khoán nhiều người dùng

Bảng giá cập nhật chỉ số của các thị trường chứng khoán

  • Chỉ số VNX AllShare: Thể hiện xu hướng biến động giá của các cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE và HNX.
  • Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại sàn HNX.
  • Chỉ số HNX30-Index: Là chỉ số giá của 30 công ty có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu được niêm yết trên sàn HNX.
  • Chỉ số UPCOM: Là chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM.

Bảng giá chứng khoán nào tốt nhất, dễ xem nhất?

Về cơ bản, các bảng giá chứng khoán đều có nội dung giống nhau, chỉ khác nhau chút ít về giao diện và cách trình bày.

Mặc dù dữ liệu từ Bảng giá Chứng khoán chỉ đến từ 2 Sở Giao dịch Chứng khoán (HOSE và HNX) nhưng lại có khoảng 70 công ty Chứng khoán trên thị trường, mỗi công ty lại có bảng giá riêng. Vậy bảng giá chứng khoán nào dễ xem nhất? Xem bảng giá chứng khoán ở đâu tốt nhất?

Về cơ bản, có 2 loại Bảng giá đại diện cho 2 trường phái thiết kế Bảng giá Chứng khoán là:

  • Đơn giản, nhanh, nhẹ
  • Nhiều Tính năng nhưng nặng và chậm, dễ bị treo.

TOPI đã tổng hợp lại TOP 6 bảng giá được nhiều người đánh giá là dễ xem, dễ sử dụng nhất, thuận tiện khi giao dịch. Bạn có thể tham khảo và tìm cho mình bảng giá phù hợp để theo dõi hàng ngày.

1. Bảng giá chứng khoán SSI iBoard

Website: https://iboard.ssi.com.vn/bang-gia/hose

Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI là một trong những công ty chứng khoán lâu đời nhất và uy tín nhất tại Việt Nam. Ngày 13/1/2020, SSI chính thức ra mắt bảng giá iBoard 2.0 (SSI iBoard), xây dựng trên nền tảng công nghệ thông minh, có nhiều cải tiến so với bảng giá trước đó, cho phép khách hàng dễ dàng theo dõi thị trường và đặt lệnh giao dịch nhanh chóng trên cùng 1 nền tảng.

bảng giá chứng khoán nhiều người dùng

iBoard của SSI là một trong những bảng giá hiện đại nhất và có tốc độ nhanh nhất hiện nay. iBoard cung cấp thông tin chính xác và cho phép đặt lệnh nhanh đối với cả chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư của khách hàng. Bảng giá SSI iBoard cung cấp thông tin đa tầng và có độ sâu thị trường trên sàn HNX, HOSE và UpCom.

Đặc biệt, tại Việt Nam, SSI iBoard là bảng giá duy nhất có khả năng cung cấp thông tin Chứng quyền realtime, bao gồm những thông tin về chứng khoán cơ sở, giá thực hiện, độ lệch, tỷ lệ chuyển đổi và điểm hoà vốn sát với thực tế nhất. 

iBoard cung cấp các giao diện cho chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi danh mục, trạng thái lệnh, bảng giá và đặt lệnh một cách thuận tiện. Nhà đầu tư có thể chọn giao diện để theo dõi giá cả, thông tin và đặt lệnh giao dịch phù hợp với nhu cầu đầu tư của họ.

2. Bảng giá Lightning – VnDirect

Website: https://trade.vndirect.com.vn/

Bảng giá chứng khoán VnDirect được tích hợp nhiều tính năng, do vậy sẽ nặng và chậm hơn, đồng thời yêu cầu phải đăng nhập tài khoản mới có thể xem được.

Bảng giá Chứng khoán VnDirect được xây dựng theo ý tưởng thiết kế khác biệt, cung cấp các thông số kỹ thuật như các mã cổ phiếu ảnh hưởng tới Index, độ rộng thị trường và so sánh tính thanh khoản. Do tích hợp nhiều tính năng, dữ liệu nên tốc độ tải bảng giá có phần chậm hơn.

Do cần phải đăng nhập bằng tài khoản Facebook hoặc Google nên người dùng có thể mở bảng giá VNDS tại bất cứ thiết bị nào, chỉ cần đúng tài khoản thì thông tin sẽ được giữ nguyên, rất thuận tiện. 

Bạn cũng có thể tạo danh mục chứng khoán để theo dõi riêng bằng cách bấm vào “Danh mục” rồi nhập “Tên danh mục tùy ý” sau đó thêm các mã chứng khoán cần theo dõi (VD theo dõi riêng theo ngành) vào và ấn Enter là hoàn thành.

Bên cạnh đó, bảng giá Lightning – VnDirect có thêm một số tính năng nâng cao như:

  • Có thể ẩn/hiện biểu đồ và chỉ số giá ở hàng trên cùng, giúp nhà đầu tư xem được nhiều mã chứng khoán trong danh sách.
  • Xem Market Watch: Đây là điểm nổi bật làm nên sự khác biệt của bảng giá Lightning – VnDirect. Tuy nhiên, do có nhiều phiên bản nên có thể chọn 1 trong 2 cách như: Chỉ chuột vào tab “Công cụ phân tích” và chọn “Market Watch” hoặc bấm chuột lên xuống để xem. Với tính năng này, bạn có thể xem thêm cả các thông số nâng cao như Mã ảnh hưởng nhất tới Chỉ số, Thanh khoản, Độ rộng Thị trường, Bản đồ Vốn hóa, Bản đồ Khối ngoại của sàn HOSE và HNX.

3. Bảng giá trực tuyến TVSI

Website: https://prs.tvsi.com.vn/ 

Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt – TVSI thành lập từ ngày 28/2/2006, là công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam với nhiều chuyên gia, lãnh đạo giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, cung cấp các dịch vụ môi giới chứng khoán, dịch vụ tài chính cho các nhà đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư và dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp và là công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam triển khai giải pháp giao dịch chứng khoán trực tuyến bằng core của nước ngoài (Freewill) kể từ năm 2007.

Bảng giá của công ty TVSI được tối ưu hóa nhằm mang lại trải nghiệm tốt và giao dịch hiệu quả cho nhà đầu tư. Với bảng điện tử của TVSI, nhà đầu tư có thể theo dõi và cập nhật biến động giá của các mã cổ phiếu nhanh chóng và chính xác cùng những tin nóng và tin phân tích có liên quan đến chứng khoán. 

Bảng giá trực tuyến TVSI hỗ trợ giao dịch đa tài khoản, đặt/hủy/sửa lệnh nhanh chóng và dễ dàng, hỗ trợ đặt lệnh tự động và theo dõi trạng thái lệnh, quản lý danh mục tài sản và danh mục đầu tư toàn diện, đồng thời dễ dàng quản lý danh mục chứng khoán yêu thích.

4. MBS – Bảng giá trực tuyến

Website: https://banggia.mbs.com.vn/v2/

Bảng giá chứng khoán MBS là tiện ích thông minh được Công ty CP Chứng khoán MB – MBS phát triển nhằm phục vụ nhu cầu giao dịch trực tuyến và cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường chứng khoán. 

bảng giá chứng khoán nhiều người dùng

Bảng giá MBS là giải pháp tối ưu được phát triển nhằm tối ưu hoá các hoạt động giao dịch và cập nhật thông tin thị trường nhanh chóng, chính xác, đồng thời phân tích và đánh giá cổ phiếu, hỗ trợ đánh giá cổ phiếu và xử lý giao dịch nhanh ngay trên nền tảng trực tuyến.

Với tốc độ tải dữ liệu nhanh chóng, bộ lọc mạnh mẽ, đa dạng theo nhiều tiêu chí, đồng thời có thêm dữ liệu phái sinh nâng cao, hỗ trợ theo dõi thị trường trong thời gian thực, tích hợp thêm tiện ích giao dịch tải bảng giá.

Bảng giá chứng khoán trực tuyến MBS hiện được tích hợp nên nhiều nền tảng khác nhau, hỗ trợ nhà đầu tư theo dõi và cập nhật thường xuyên, liên tục các biến động thị trường, hỗ trợ đặt lệnh chứng khoán trên nhiều thiết bị.

5. Bảng giá chứng khoán – VPS

Website: https://banggia.vps.com.vn/chung-khoan/VN30 

Công ty cổ phần Chứng khoán VPS (tiền thân là Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng), thành lập từ năm 2006 và hiện nay đã trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam. Đến năm 2019, VPS đã có vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng và tổng tài sản lên đến 10.274 tỷ đồng.

bảng giá chứng khoán nhiều người dùng

VPS cung cấp đa dạng các dịch vụ bao gồm môi giới chứng khoán, dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn tài chính và phân tích. Hoạt động ngân hàng đầu tư là trọng tâm của VPS, là một tổ chức trung gian tài chính, thực hiện thu xếp vốn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn và nợ trong từng giai đoạn, thời kỳ.

Với mục tiêu mang đến sản phẩm và dịch vụ tài chính hàng đầu với đẳng cấp quốc tế, VPS đã tập hợp được đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, cùng với việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhất. Nhờ những thành tựu đã đạt được, VPS ngày càng củng cố vị thế của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, trở thành một trong những định chế tài chính uy tín hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.

6. Bảng giá BSC

Website: http://priceboard.bsc.com.vn/chi-so/vn30 

Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV – BSC được thành lập ngày 18/11/1999 và là một trong những công ty chứng khoán uy tín hàng đầu Việt Nam, cung cấp các dịch vụ tài chính và sản phẩm đầu tư cho cá nhân, tổ chức và các ngân hàng đầu tư trong và ngoài nước.

Sau hơn 20 năm hoạt động, BSC đã trở thành công ty chứng khoán uy tín, thuộc TOP 10 công ty có thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo lớn nhất tại sàn UPCOM và HOSE và TOP 1 công ty chứng khoán có thị phần môi giới trái phiếu chính phủ lớn nhất trên HNX, TOP 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên thị trường chứng khoán phái sinh.

bảng giá chứng khoán nhiều người dùng

Bảng giá giao dịch chứng khoán BSC trực tuyến là tiện ích được CTCP Chứng khoán BIDV phát triển với mục đích nâng cao trải nghiệm cho nhà đầu tư. Bảng liên tục cập nhật các biến động về giá cổ phiếu, khối lượng mua/bán, dư mua/dư bán và sự biến động của chỉ số chứng khoán. Tuy nhiên, để sử dụng bảng chứng khoán này nhà đầu tư cần đăng ký tài khoản chứng khoán BSC thì mới có thể thực hiện thao tác đặt lệnh.

Ngoài bảng giao dịch chứng khoán BSC trực tuyến chuyên biệt, nhà đầu tư có thể theo dõi bảng giá BSC trên các kênh giao dịch chứng khoán trực tuyến như:

  • Home Trader: Phần mềm giao dịch tích hợp trên máy tính cá nhân
  • Web Trader: Nền tảng giao dịch trực tuyến BSC tiện ích, tương thích với mọi trình duyệt như FireFox, Chrome, IE,…
  • Mobile Trader: Phần mềm giao dịch chứng khoán, có thể cài đặt và sử dụng trên các thiết bị di động bao gồm cả hệ điều hành iOS, MacOs và Android

Trên đây là TOP 6 trang web xem bảng giá chứng khoán thông minh, chính xác và có giao diện dễ xem nhất hiện nay được TOPI tổng hợp lại theo đánh giá của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng nên theo dõi kết hợp từ 2 – 3 bảng giá để có được thông tin toàn diện và chính xác nhất.

Nguồn: Topi

Lê Phụng
Lê Phụng
Bài viết: 103

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TelegramTiktokMessgenger