Bảo hiểm thai sản là gì, được tính như thế nào? Bảo hiểm thai sản đem lại quyền lợi gì? Có thai rồi mua bảo hiểm thai sản được không? TOPI sẽ giải đáp thắc mắc tới các bạn qua bài viết sau.
Bảo hiểm thai sản là một trong những quyền lợi cơ bản mà người lao động quan tâm nhất. Khi đóng bảo hiểm xã hội hoặc mua bảo hiểm thai sản, bạn sẽ được hưởng quyền lợi và chế độ thai sản tốt nhất, hỗ trợ từ lúc mang thai đến khi sinh và nuôi con nhỏ.
I. Bảo hiểm thai sản là gì?
Bảo hiểm thai sản là một loại bảo hiểm quan trọng dành cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sinh nở (cả sinh mổ lẫn sinh thường) và sau khi sinh. Khi tham gia bảo hiểm này, mẹ bầu sẽ được hỗ trợ chi phí cho các dịch vụ như khám thai, siêu âm, xét nghiệm, chi phí sinh đẻ và chi phí điều trị nếu có biến chứng về thai sản.
Bảo hiểm thai sản vô cùng quan trọng đối với phụ nữ
Có ba loại bảo hiểm thai sản mà bạn có thể tham gia:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Áp dụng cho người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên, doanh nghiệp sẽ đóng bảo hiểm này cho bạn.
- Bảo hiểm sức khỏe của công ty bảo hiểm phi nhân thọ: Là loại bảo hiểm tự nguyện, không thể mua độc lập mà phải tham gia bảo hiểm sức khỏe có kèm quyền lợi thai sản.
- Bảo hiểm bổ sung của bảo hiểm nhân thọ: Cũng là bảo hiểm tự nguyện, có thể lựa chọn tham gia thêm sản phẩm bảo hiểm bổ trợ quyền lợi thai sản khi tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chính.
Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng chế độ thai sản, bao gồm:
- Lao động nữ mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi, thực hiện các biện pháp tránh thai.
- Lao động nam khi vợ sinh con.
II. Những lợi ích bảo hiểm thai sản mang lại
Chế độ bảo hiểm thai sản mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho mẹ bầu và gia đình, bao gồm:
- Chi trả chi phí y tế: Bảo hiểm thai sản hỗ trợ chi phí khám thai, siêu âm, xét nghiệm, chi phí sinh đẻ (bao gồm cả sinh thường và sinh mổ), chi phí nằm viện, phẫu thuật, thuốc, vận chuyển y tế, điều trị các biến chứng thai sản…
- Giảm gánh nặng tài chính: Việc có bảo hiểm giúp giảm bớt áp lực tài chính cho gia đình trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh.
- Bảo lãnh viện phí: Một số gói bảo hiểm cung cấp quyền lợi bảo lãnh viện phí, giúp mẹ bầu không cần lo lắng về việc thanh toán trước.
Bảo hiểm hỗ trợ chi phí và chăm sóc y tế khi mang thai
- Dịch vụ bồi thường nhanh chóng: Nhiều công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ bồi thường nhanh chóng, giúp mẹ bầu an tâm hơn về mặt tài chính.
- Chăm sóc sức khỏe toàn diện: Bảo hiểm thai sản thường kết hợp với các gói bảo hiểm sức khỏe khác để cung cấp một chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ và bé
Mỗi công ty bảo hiểm có những gói bảo hiểm thai sản với quyền lợi và điều khoản khác nhau, nên bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng để chọn được gói phù hợp nhất với nhu cầu của mình
III. 3 loại bảo hiểm thai sản phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có 3 loại bảo hiểm liên quan đến quyền lợi thai sản đó là bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ như thai sản, ốm đau, tử tuất, hưu trí, tai nạn lao động & bệnh nghề nghiệp. Riêng đối với chế độ thai sản, người tham gia sẽ được hưởng các quyền lợi như:
Thời gian nghỉ việc theo chế độ thai sản:
- Thời gian nghỉ khám thai: Lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày (nếu cơ sở khám chữa bệnh ở xa, người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường được nghỉ 2 ngày/lần khám thai.
Người đóng bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ thai sản theo quy định
- Thời gian hưởng chế độ khi sinh con: Khi sinh con, lao động nữ được nghỉ 6 tháng, nếu sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi sẽ được tính nghỉ thêm 1 tháng. Lao động nam khi có vợ sinh con sẽ được nghỉ chế độ 5 ngày, nếu vợ sinh mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần sẽ được nghỉ 7 ngày, nếu sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày, nếu sinh ba trở lên thì mỗi con được tăng thêm 3 ngày nghỉ (tối đa không quá 14 ngày làm việc).
- Thời gian nghỉ theo chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai: Lao động nữ được nghỉ 7 ngày khi đặt vòng tránh thai và 15 ngày khi thực hiện biện pháp triệt sản.
Mức hưởng thai sản: Lao động nữ sinh con sẽ được hưởng tiền trợ cấp 1 lần bằng 6 tháng lương bình quân đóng BHXH gần nhất.
2. Bảo hiểm nhân thọ (quyền lợi thai sản)
Bảo hiểm thai sản là một phần sản phẩm của công ty bảo hiểm nhân thọ, giúp bảo vệ tài chính cho người tham gia trước các rủi ro về sức khỏe, thân thể và tính mạng trong đó có thời gian sinh con.
Quyền lợi thai sản của bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
- Bảo vệ người tham gia trước các rủi ro sức khỏe, tính mạng trong quá trình mang thai và sinh con.
- Chi trả các chi phí y tế như: Khám thai, sinh nở, xét nghiệm, nằm viện,…
- Được lựa chọn cơ sở y tế tốt để sinh con thuận lợi và an toàn.
Điều kiện hưởng quyền lợi thai sản từ bảo hiểm nhân thọ:
- Người tham gia thuộc độ tuổi được quy định của sản phẩm.
- Tuân thủ thời gian tham gia bảo hiểm trước khi mang thai (Ví dụ thời gian chờ là 270 ngày)
3. Bảo hiểm sức khỏe của công ty bảo hiểm phi nhân thọ
Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện của công ty bảo hiểm phi nhân thọ, bạn có thể chủ động tham gia để được chăm sóc sức khỏe, bảo vệ tài chính trước các rủi ro như tai nạn, bệnh tật,… Quyền lợi thai sản là quyền lợi bổ sung, có thể chọn thêm khi tham gia bảo hiểm sức khỏe.
Các quyền lợi thai sản được bảo hiểm gồm:
- Hỗ trợ chi trả các chi phí: khám thai, sinh con và chăm sóc trẻ sau sinh.
- Chi trả nếu có bất thường trong quá trình mang thai, tai biến sản khoa, bệnh lý phát sinh do thai kỳ.
- Chi trả chi phí điều trị sau khi xuất viện hoặc tái khám.
Để được hưởng quyền lợi thai sản, người tham gia phải đáp ứng độ tuổi và thời gian chờ theo quy định.
IV. Chế độ thai sản đối với người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?
Để được hưởng chế độ thai sản theo BHXH bắt buộc, người lao động phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Đối với người lao động phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản cho nam và nữ
Điều 32, 33, 34,35,36 và 37 Luật BHXH số 58/2014/QH13 của Quốc Hội quy định thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thai sản như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
Lao động nữ được quyền nghỉ việc để đi khám thai 5 lần trong suốt thai kỳ, mỗi lần 1 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần). Nếu ở xa cơ sở khám, người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì sẽ được nghỉ 2 ngày/lần khám thai.
Bảo hiểm hỗ trợ phụ nữ trọn thai kỳ và sau khi sinh
Thời gian nghỉ chế độ khi sẩy thai, thai chết lưu nạo, hút thai, phá thai bệnh lý
Khi lao động nữ bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phải phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ cụ thể như sau:
- Thai dưới 5 tuần tuổi: Được nghỉ 10 ngày
- Thai từ 5 tuần đến dưới 13 tuần tuổi: Được nghỉ 20 ngày
- Thai từ 13 tuần đến dưới 25 tuần tuổi: Được nghỉ 40 ngày
- Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: Được nghỉ 50 ngày
Thời nghỉ theo chế độ khi sinh con
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày sinh con;
- Thời gian nghỉ khám thai: Lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày (nếu cơ sở khám chữa bệnh ở xa, người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường được nghỉ 2 ngày/lần khám thai.
- Thời gian hưởng chế độ khi sinh con: Khi sinh con, lao động nữ được nghỉ 6 tháng, nếu sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi sẽ được tính nghỉ thêm 1 tháng. Lao động nam khi có vợ sinh con sẽ được nghỉ chế độ 5 ngày, nếu vợ sinh mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần sẽ được nghỉ 7 ngày, nếu sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày, nếu sinh ba trở lên thì mỗi con được tăng thêm 3 ngày nghỉ (tối đa không quá 14 ngày làm việc).
- Thời gian nghỉ theo chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai: Lao động nữ được nghỉ 7 ngày khi đặt vòng tránh thai và 15 ngày khi thực hiện biện pháp triệt sản.
Nam giới cũng được nghỉ theo chế độ thai sản khi vợ sinh con
Ngoài ra:
Nếu con dưới 2 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 4 tháng kể từ ngày sinh con;
Nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 2 tháng kể từ ngày con chết (không tính vào thời gian nghỉ việc riêng)
Nếu mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định của pháp luật.
Thời gian hưởng chế độ khi nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi cũng sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Thời gian nghỉ chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai (đặt vòng, triệt sản), người lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ như sau:
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai: Được nghỉ 7 ngày làm việc
- Thực hiện biện pháp triệt sản: Được nghỉ 15 ngày làm việc
3. Cách tính tiền thai sản bảo hiểm xã hội năm 2024
Cách tính tiền thai sản 2024 được áp dụng theo công thức tính sau: Mức hưởng = (MBQ6T x 100% x L)
Trong đó:
- MBQ6T: Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm 6 tháng liền kề trước khi sinh.
- L: Số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi.
Nếu chỉ có người chồng tham gia BHXH thì khi vợ sinh con, chồng được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị A có mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là 5 triệu đồng/tháng. Chị A sinh con vào ngày 5/5/2024, thời gian nghỉ sinh con là 6 tháng. Như vậy tiền thai sản của chị A tính = 5.000.000 x 6 = 30.000.000 đồng.
Đối với chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu đi làm việc, nếu lao động nữ chưa phục hồi sức khỏe thì được nghỉ dưỡng sức từ 5 – 10 ngày, hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản năm 2024
Đối với lao động nữ sinh con
Sau khi sinh con, bà mẹ cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau để được hưởng chế độ thai sản:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp mẹ chết khi sinh
- Giấy xác nhận của bệnh viện hoặc cơ sở y tế về tình trạng sức khỏe của người mẹ sau khi sinh con không đảm bảo chăm sóc con;
- Giấy ra viện hoặc hồ sơ bệnh án của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của bệnh viện về việc nghỉ dưỡng sau sinh.
Trường hợp lao động nam có vợ sinh con
Để hưởng chế độ bảo hiểm khi vợ sinh con, lao động nam cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con
- Giấy xác nhận bệnh viện nếu sinh mổ hoặc sinh non (dưới 32 tuần tuổi)
Các trường hợp khác
Đối với trường hợp lao động nữ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định cần phải có cả 2 giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
- Giấy ra viện (đối với điều trị nội trú)
Nếu người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
V. Mua bảo hiểm thai sản khi đang mang thai được không?
Khi đã có thai, bạn vẫn có thể tham gia bảo hiểm tuy nhiên, có thể sẽ không được hưởng đầy đủ toàn bộ quyền lợi như thông thường. Chính vì thế, bạn nên mua bảo hiểm thai sản trong khoảng 12 tháng trước khi có kế hoạch sinh con.
Ngoài ra, mức phí mua bảo hiểm đối với người đã có thai sẽ cao hơn người chưa mang thai và quyền lợi bảo hiểm chủ yếu nhằm hỗ trợ một phần chi phí cho mẹ và bé trước và sau khi sinh nở
Đang mang thai có thể mua bảo hiểm thai sản
VI. Top 7 bảo hiểm thai kỳ tốt nhất 2024
Nếu bạn là người lao động, ngoài chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội, bạn có thể tham khảo thêm Top 5 gói bảo hiểm tốt nhất dành cho mẹ bầu sau đây:
1. Bảo hiểm trợ cấp thai sản Manulife
Đây là gói bảo hiểm quyền lợi hấp dẫn dành cho mẹ bầu trong độ tuổi từ 18 – 45, mang thai từ 18 – 35 tuần. Bảo hiểm Manulife chi trả 25 lần số tiền bảo hiểm nếu con sinh ra mắc dị tật bẩm sinh hoặc người được bảo hiểm tử vong trong thời hạn bảo vệ. Ngoài ra, Manulife cũng trợ cấp nằm viện khi người được bảo hiểm mắc 6 biến chứng thai sản phổ biến và phải nằm viện điều trị. Có thể nói đây là gói bảo hiểm toàn diện và hấp dẫn dành cho mẹ bầu.
2. Bảo hiểm thai sản Liberty – Bảo hiểm sức khỏe cao cấp Liberty HealthCare
Bảo hiểm sức khỏe cao cấp Liberty HealthCare chi trả toàn bộ chi phí (tối đa 110 triệu đồng) trước và sau khi sinh, toàn bộ chi phí sinh em bé, chi phí điều trị do thai lưu, phá thai vì lý do y tế, hoặc biến chứng phát sinh khi mang thai, bao gồm chi phí chăm sóc trẻ sơ sinh trong vòng 30 ngày.
Chăm sóc thai sản nằm trong gói bảo hiểm sức khỏe của Liberty
Thời gian chờ: 12 tháng.
Ngoài giới hạn bảo hiểm tối đa, bảo hiểm còn chi trả đến 44 triệu đồng cho chăm sóc nhi khoa vì lí do ý tế (bao gồm trong giới hạn 30 ngày)
3. Bảo hiểm Vietinbank – VBI Care
VBI Care là sản phẩm bảo hiểm sức khỏe của Vietinbank với nhiều quyền lợi hấp dẫn, mức bảo vệ cao, bồi thường nhanh trong vòng 5 ngày quá app MyVBI. Mức quyền lợi cao nhất được chi trả lên đến 1 tỷ đồng.
Bảo hiểm Vietinbank có hệ thống bảo lãnh viện phí rộng khắp trên toàn quốc, rất tiện lợi khi khách hàng đến khám thai, chưa bệnh. VBI sẽ bảo lãnh thanh toán trước các chi phí thuộc phạm vi bảo hiểm.
Thời gian chờ: 270 ngày (9 tháng) đối với Sinh con và Tai biến sản khoa.
4. Bảo hiểm Generali – Gói bảo hiểm VITA
Đây là sản phẩm bảo hiểm dành cho cá nhân, hỗ trợ trả chi phí y tế lên đến 2,5 tỷ đồng/năm cho các điều trị nội trú, ngoại trú, nha khoa và thai sản. Generali là hãng bảo hiểm của Italia, liên kết dịch vụ bảo lãnh viện phí với hơn 260 bệnh viện và phòng khám trên toàn quốc.
Đối với gói sản phẩm tiêu chuẩn, quyền lợi thai sản được hỗ trợ tối đa 20 triệu, gói cao cấp được hỗ trợ 30 triệu và gói VIP sẽ được nhận quyền lợi bảo hiểm lên tới 50 triệu đồng.
Bên cạnh đó, khách hàng có thể giải quyết quyền lợi trực tuyến và nhận phản hồi nhanh chóng, nhận tiền đền bù trong vòng từ 1 – 2 ngày làm việc.
5. Bảo hiểm thai sản Bảo Việt
Bảo Việt là đơn vị bảo hiểm uy tín và lâu đời nhất việt Nam. Bảo Việt có nhiều sản phẩm bảo hiểm đa dạng, chăm sóc sức khỏe toàn diện với mức chi phí hợp lý.
Đối với trường hợp thai kỳ khẩn cấp, Bảo Việt chi trả toàn bộ chi phí điều trị (ngoại trừ chi phí nuôi phôi). Đối với những biến chứng thai sản và sinh khó, bảo hiểm sẽ chi trả từ 21 triệu đến 105 triệu
Bảo hiểm Bảo Việt hỗ trợ nhiều chi phí liên quan đến thai kỳ
Quyền lợi bảo hiểm thai sản áp dụng cho cả trường hợp sinh thường và sinh mổ tại các bệnh viện trong danh sách liên kết.
Thời gian chờ: 2 tháng
6. Bảo hiểm thai sản PVI – PVI Care
Bảo hiểm PVI không có sản phẩm Bảo hiểm Thai sản riêng mà là quyền lợi bảo hiểm thai sản đã bao gồm trong gói Bảo hiểm sức khỏe của nhân viên PVI Care do doanh nghiệp đăng ký. Mức chi trả bảo hiểm Thai sản thuộc giới hạn của quyền lợi Nằm viện & phẫu thuật theo quy định của PVI Care.
Thời gian chờ đối với sinh con là 270 ngày kể từ ngày hiệu lực đến ngày sinh và 60 ngày đối với biến chứng thai sản. Doanh nghiệp có trên 50 nhân viên sẽ được áp dụng ưu đãi miễn chờ. Nếu nhân viên có thai trước khi ký hợp đồng sẽ được thanh toán theo tỷ lệ.
7. Bảo hiểm thai sản Prudential
PRU-Hành trang vui khỏe là sản phẩm bảo hiểm bổ trợ được đính kèm cùng nhiều sản phẩm bảo hiểm chính của Prudential. Tuy nhiên, bạn cần tham gia Chương trình Chăm sóc Hoàn hảo để nhận được quyền lợi chăm sóc thai sản. Khi đó, các chi phí phát sinh liên quan đến thai sản thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ được Prudential hỗ trợ thanh toán với số tiền bảo hiểm tối đa 60 triệu/năm.
Thời gian chờ 270 ngày
Sản phẩm của Prudential có quyền lợi về thai sản
VII. Những lưu ý khi mua bảo hiểm thai sản
Khi mua bảo hiểm thai sản, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
Chọn đơn vị bảo hiểm uy tín, tiềm lực tài chính mạnh, cung cấp nhiều lựa chọn hấp dẫn và việc chi trả nhanh chóng, thuận tiện.
Thời điểm mua bảo hiểm tốt nhất là trước khi mang thai. Mỗi loại bảo hiểm sẽ có thời gian chờ nhất định (60 ngày, 270 ngày hoặc 12 tháng), bạn cần xem xét thời gian chờ để được hưởng đầy đủ quyền lợi.
Bệnh viện liên kết: Chọn bảo hiểm có liên kết với bệnh viện uy tín và thuận tiện để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Tìm hiểu kỹ về các quyền lợi và mức phí đóng góp của từng loại bảo hiểm để tìm gói bảo hiểm phù hợp nhất.
Xem xét kỹ các điều khoản loại trừ để biết những trường hợp nào không được chi trả bảo hiểm.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bảo hiểm thai sản mà TOPI muốn gửi đến các bạn. Việc tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thai sản không chỉ giúp hỗ trợ kinh tế khi sinh con mà còn giúp mẹ và bé tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất.
Cùng xem: Kế hoạch tài chính khi sinh con đầu lòng
🚀 Đừng quên tại TOPI có các gói tích lũy nên tới 9%/năm – Đừng để cơ hội tích lũy tiền bạc có lợi nhuận hấp dẫn trôi qua ngay trước mắt bạn! Hãy tham gia ngay vào chương trình gửi tích lũy của chúng tôi để nhận được những lợi ích hấp dẫn
🎉 Với chương trình gửi tích lũy của TOPI, bạn sẽ không chỉ có cơ hội tiết kiệm và đầu tư dễ dàng, mà còn nhận được những ưu đãi độc quyền, và quan trọng hơn, xây dựng được một tương lai tài chính ổn định cho bản thân khi sinh con.
💸 Hãy khám phá những cơ hội đầu tư cổ phiếu – chứng chỉ quỹ thông minh, nhận lãi suất hấp dẫn, và tận hưởng lợi nhuận cao từ TOPI. Đăng ký ngay hôm nay để bắt đầu hành trình tích lũy và thăng tiến tài chính của bạn và gia đình!
Nguồn: Topi