Hệ số Sharpe dùng để cân nhắc các danh mục đầu tư khi đánh đổi rủi ro và lợi nhuận. Tỷ lệ Sharpe càng cao thì danh mục đầu tư của bạn càng hiệu quả.
Hiệu quả chiến lược quản lý vốn có tính tới mức độ rủi ro có thể tính toán bằng tỷ lệ Sharpe. Tỷ lệ Sharpe cũng được dùng để phân tích hiệu suất của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán và tiền tệ. Nó cho phép so sánh mức độ rủi ro của chiến lược cao hơn so với các khoản đầu tư phi rủi ro khác bao nhiêu và liệu thu nhập có tương xứng với rủi ro đó hay không. Hãy đọc bài viết để tìm hiểu Hệ số Sharpe là gì? Cách chọn tỷ lệ Sharpe để tối ưu danh mục đầu tư.
I. Hệ số Sharpe là gì?
Hệ số Sharpe giúp so sánh lợi nhuận dự kiến so với rủi ro mà danh mục đầu tư bạn đang nhắm đến mang lại
Được phát triển bởi người từng đoạt giải Nobel William F. Sharpe, hệ số Sharpe giúp so sánh lợi nhuận dự kiến so với rủi ro mà danh mục đầu tư bạn đang nhắm đến mang lại. Tỷ lệ cao hơn hàm ý lợi tức đầu tư cao hơn so với mức độ rủi ro của khoản đầu tư. Đây là một trong những thước đo rủi ro/lợi nhuận được tham khảo nhiều nhất được sử dụng trong tài chính.
II. Tỷ lệ Sharpe là gì? Công thức tính Tỷ lệ Sharpe
Công thức tính tỷ lệ Sharpe
Tỷ lệ Sharpe là thước đo xem lợi nhuận thu được là bao nhiêu trên một đơn vị rủi ro khi đầu tư theo một chiến lược kinh doanh hay tài sản. Người nghiên cứu và phát triển ra tỷ lệ Sharpe là William F. Sharpe. Thông qua tỷ lệ Sharpe các nhà đầu tư hiểu được lợi tức của khoản đầu tư so với rủi ro mà nó mang lại. Tỷ lệ này thể hiện là lợi nhuận trung bình kiếm được so với lợi nhuận phi rủi ro trên mỗi đơn vị rủi ro.
Công thức tính như sau:
Tỷ lệ Sharpe = (Rp – Rf)/ σp
Trong đó:
- Rp thể hiện tỷ suất lợi nhuận của danh mục mà bạn muốn đầu tư
- Rf thể hiện tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro
- σp thể hiện độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận vượt quá của danh mục
Giá trị tỷ lệ Sharpe:
Tỷ lệ Sharpe có giá trị 1 trở lên: Đây chính là giá trị tối ưu cho một chiến lược hiệu quả hoặc hiệu suất của danh mục đầu tư. Tỷ lệ Sharpe càng cao càng tốt.
Tỷ lệ Sharpe nhỏ hơn hoặc bằng 1: Điều này thể hiện chiến lược hoặc danh mục đầu tư không tối ưu, có nhiều rủi ro, nhưng vẫn có thể được sử dụng.
Tỷ lệ Sharpe nhỏ hơn 0: Điều này có nghĩa là bạn không nên sử dụng chiến lược kinh doanh này, quản lý danh mục đầu tư không hiệu quả.
III. Đặc điểm và Ý nghĩa tỷ lệ Sharpe
Tỉ lệ Sharpe là phương pháp tính toán lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro được sử dụng rất nhiều
Tỷ lệ Sharpe là phương pháp tính toán lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro được sử dụng rất nhiều. Lí thuyết danh mục đầu tư hiện đại (MPT) cho biết việc thêm tài sản vào danh mục đầu tư đa dạng có tương quan thấp có thể giảm rủi ro danh mục mà không bị mất lợi nhuận.
Với giả định rủi ro bằng biến động, một danh mục đầu tư đa dạng hóa cao sẽ có tỷ lệ Sharpe lớn hơn so với các danh mục đầu tư tương tự với mức độ đa dạng hóa thấp hơn.
Tỷ lệ Sharpe cũng được dùng để đánh giá hiệu suất quá khứ của danh mục đầu tư (ex-post) khi lợi nhuận thực tế sẽ được sử dụng. Có thể dùng tỷ lệ lợi nhuận có rủi ro và phi rủi ro dự kiến để tính tỷ lệ Sharpe ước tính (ex-ante).
Tỷ lệ Sharpe giúp giải thích liệu lợi nhuận vượt quá của danh mục đầu tư là do các quyết định đầu tư thông minh hay là do có quá nhiều rủi ro. Dù một danh mục đầu tư hoặc quỹ có thể có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với các công ty cùng ngành, nhưng chưa chắc khoản đầu tư tốt khi khoản lợi nhuận cao hơn đó đi kèm với rủi ro bổ sung.
Tỷ lệ Sharpe của danh mục đầu tư càng lớn thì hiệu suất điều chỉnh rủi ro càng tốt. Nếu tỷ lệ Sharpe âm lợi nhuận của danh mục đầu tư dự kiến sẽ âm hay lãi suất phi rủi ro lớn hơn lợi nhuận của danh mục đầu tư.
Ngoài ra, tỉ lệ Sharpe cũng dùng để so sánh rủi ro tổng thể khi một loại tài sản hoặc lớp loại tài sản mới thêm vào danh mục đầu tư.
IV. Sử dụng Hệ số Sharpe trong đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư
Tỷ lệ Sharpe có thể dùng để đánh giá việc thêm một khoản đầu tư có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro của danh mục đầu tư như thế nào
Tỷ lệ Sharpe có thể dùng để đánh giá việc thêm một khoản đầu tư có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro của danh mục đầu tư như thế nào. Để hiểu rõ cách sử dụng hệ số Sharpe trong đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
- Nhà đầu tư dự kiến bổ sung khoản phân bổ quỹ phòng hộ vào danh mục đầu tư đã mang lại lợi nhuận 18% trong năm qua. Hiện tại lãi suất phi rủi ro là 3% và độ lệch chuẩn hàng năm của lợi nhuận hàng tháng của danh mục đầu tư là 12%, mang lại tỷ lệ Sharpe một năm là 1,25, hay (18 – 3) / 12.
- Nhà đầu đánh giá bổ sung quỹ phòng hộ vào danh mục đầu tư sẽ làm giảm lợi nhuận kỳ vọng xuống 15% trong năm tới, nhưng cũng kỳ vọng độ biến động của danh mục đầu tư sẽ giảm xuống 8%. Lãi suất phi rủi ro dự kiến sẽ giữ nguyên trong năm tới.
- Sử dụng cùng một công thức với các con số ước tính, nhà đầu tư nhận thấy danh mục đầu tư sẽ có tỷ lệ Sharpe dự kiến là 1,5 hoặc (15% – 3%) chia cho 8%. Trong trường hợp này, mặc dù khoản đầu tư của quỹ phòng hộ dự kiến sẽ làm giảm lợi nhuận tuyệt đối của danh mục đầu tư, nhưng dựa trên mức độ biến động thấp hơn dự kiến, nó sẽ cải thiện hiệu suất của danh mục đầu tư trên cơ sở điều chỉnh rủi ro. Dựa trên dự báo, nếu khoản đầu tư mới hạ thấp tỷ lệ Sharpe thì nó sẽ được coi là gây bất lợi cho lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro. Ví dụ này giả định rằng tỷ lệ Sharpe dựa trên kết quả lịch sử của danh mục đầu tư có thể được so sánh một cách công bằng với tỷ lệ sử dụng các giả định về lợi nhuận và biến động của nhà đầu tư.
V. Cách dùng Hệ số Sharpe tối ưu danh mục hiệu quả
Bạn cần tính hệ số này cho từng phân khúc danh mục đầu tư và chọn ra danh mục có hệ số Sharpe tối ưu nhất
Để tối ưu hóa danh mục đầu tư hiệu quả bằng hệ số Sharpe, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Mục tiêu đầu tư của bạn: Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu đầu tư và rủi ro bạn sẵn lòng chấp nhận để đạt được mục tiêu đó.
- Lợi ích cảm xúc của riêng bạn: Tùy thuộc vào tính cách và mục tiêu riêng của bạn, bạn có thể quyết định xem liệu bạn muốn tạo ra một danh mục đầu tư có lợi ích cao hơn hay thấp hơn.
- Tỷ lệ phân bổ tài sản: Dựa vào mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro chấp nhận được, bạn cần xác định tỷ lệ phân bổ giữa các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, và tiền mặt.
- Tính toán Hệ số Sharpe: Hệ số Sharpe là chỉ số đo lường hiệu suất đầu tư so với rủi ro. Bạn cần tính hệ số này cho từng phân khúc danh mục đầu tư và chọn ra danh mục có hệ số Sharpe tối ưu nhất.
- Đánh giá và điều chỉnh: Sau khi xác định danh mục tối ưu, hãy theo dõi và đánh giá kết quả đầu tư để điều chỉnh khi cần thiết.
Qua nội dung trên đây các nhà đầu tư cần nhớ rằng việc tối ưu hóa danh mục đầu tư không chỉ dựa vào hệ số Sharpe mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chiến lược, kiến thức và kinh nghiệm của bạn.
Nguồn: Topi